Hội Chứng FOMO Là Gì Và Ảnh Hưởng Như Thế Nào Đến Thị Trường?

Thị trường tiền điện tử được cho là thị trường biến động nhất trong ngành tài chính. Giá coin và token lên xuống liên tục. Đây là cơ hội tuyệt vời cho các nhà giao dịch giàu kinh nghiệm, những người có thể phân tích thị trường nhanh chóng và phản ứng kịp thời. Tuy nhiên, những người mới giao dịch tiền điện tử thường mắc sai lầm do tham gia thị trường quá muộn.

Lí do khiến những nhà giao dịch mới này mắc sai lầm là Hội chứng sợ bỏ lỡ (FOMO). Đây là tác nhân nguy hiểm và thường dẫn các nhà giao dịch đến thua lỗ. Bài viết này sẽ giải thích ý nghĩa của FOMO và sức ảnh hưởng của FOMO đến thị trường và các nhà giao dịch.

FOMO nghĩa là gì?

Trong ngành giao dịch, FOMO là viết tắt của Fear Of Missing Out, tạm dịch là Hội chứng sợ bỏ lỡ. Đây là một khái niệm tương đối mới, được mô tả vào năm 2000 bởi Tiến sĩ Dan Herman trong bài báo có tựa đề The Journal of Brand Management.

Về mặt khái niệm, FOMO đề cập đến nỗi sợ hãi và lo lắng mà các nhà giao dịch đôi khi cảm thấy khi họ tin rằng họ là những người duy nhất bỏ lỡ một giao dịch tiềm năng. Khi bị nỗi sợ hãi và lo lắng lấn át, khả năng phán đoán của các nhà giao dịch có thể trở nên mờ mịt, dẫn đến việc đưa ra những quyết định hấp tấp.

Fomo

Trong những thời điểm như vậy, các nhà giao dịch thường đưa ra quyết định mà không suy nghĩ thấu đáo. Đây chính xác là những gì đang xảy ra trong thị trường tiền điện tử. Khi giá đột ngột tăng, các nhà giao dịch lao vào thị trường vì họ dự đoán giá sẽ tăng thêm. Trên thực tế, những người tham gia thị trường lúc ấy thường là đã quá muộn. Đến khi các nhà giao dịch này hết FOMO, đợt tăng giá đã kết thúc và thua lỗ là điều không thể tránh khỏi.

FOMO và JOMO

FOMO là một thuật ngữ phổ biến trong ngành công nghiệp tiền điện tử, ngoài ra, còn có thuật ngữ trái nghĩa với FOMO là Joy Of Missing Out (JOMO), tạm dịch là “Niềm vui khi bỏ lỡ”. JOMO xuất phát từ niềm tin rằng một dự án hay một điều kiện thị trường nhất định là bất lợi cho nhà giao dịch, và việc bỏ lỡ những thứ ấy là điều đáng mừng.

Các nhà đầu tư dài hạn thường sử dụng thuật ngữ JOMO. Các nhà đầu tư này thường tỏ ra rất vui khi bỏ lỡ một cơ hội có khả năng sinh lời nhưng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến chiến lược tổng thể của họ.

FOMO ảnh hưởng đến thị trường tiền điện tử như thế nào?

FOMO có thể có ảnh hưởng lớn đến các nhà giao dịch cá nhân và gây ảnh hưởng đến thị trường tiền điện tử nói chung theo nhiều cách. Một trong những vấn đề lớn nhất là gia tăng áp lực mua. Một đợt tăng giá do FOMO thúc đẩy có thể khiến giá của một token hoặc coin tăng đáng kể, thu hút nhiều người mua hơn, và từ đó lại càng thúc đẩy đà tăng giá.

Sự gia tăng áp lực mua này có thể ảnh hưởng xấu đến thị trường và những người tham gia thị trường. Các đợt tăng giá do FOMO thúc đẩy thường dẫn đến mức độ biến động cao trên thị trường, ảnh hưởng tiêu cực đến các nhà giao dịch.

FOMO cũng có thể mở ra cơ hội cho những kẻ muốn thao túng thị trường tiền điện tử. Những kẻ thao túng thị trường, chẳng hạn như một số cá voi tiền điện tử nhất định có thể — và thường — khai thác cảm xúc dâng cao của các nhà giao dịch khác. Khi các nhà giao dịch bị hút vào tâm lý bầy đàn, một bong bóng lớn sẽ được tạo ra. Tùy thuộc vào từng coin hoặc token, những cá voi có sức mua lớn có thể làm vỡ các bong bóng này và kiếm lợi nhuận từ đó.

Làm thế nào để quản lý FOMO?

Quản lý FOMO là điều khả thi, dù khá khó khăn. Việc này đòi hỏi tính kỷ luật, tư duy phản biện và liên tục nhắc nhở bản thận bám sát chiến lược. Nhà giao dịch sẽ rất dễ quên những điều này khi bị cảm xúc lấn át. Tuy nhiên, việc đưa ra quyết định dựa trên cảm xúc là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến thua lỗ trong giao dịch tiền điện tử. Dưới là một số mẹo về những việc cần làm để tránh thua lỗ do FOMO gây ra:

  • Đặt mục tiêu đầu tư rõ ràng và nhắc nhở bản thân tuân theo chiến lược để đạt được mục tiêu.
  • Tạo thói quen tiến hành nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi thực hiện giao dịch.
  • Sử dụng các chiến lược quản lý rủi ro để đảm bảo tổn thất tối thiểu và theo đuổi lợi nhuận cao.
  • Rèn luyện tính kiên nhẫn và kỷ luật; dừng lại và đánh giá tình hình với một cái đầu lạnh.
  • Tập trung vào giá trị dài hạn thay vì tận dụng tối đa các biến động giá ngắn hạn.
  • Thực hành kiểm soát cảm xúc để nhận ra nỗi sợ bỏ lỡ bản thân.

FOMO và đầu tư dài hạn

Tập trung vào các khoản đầu tư dài hạn và giá trị là một cách để quản lý FOMO. FOMO chủ yếu đánh vào lòng tham của các nhà giao dịch muốn kiếm lợi nhuận từ các cơ hội ngay trước mắt. Tuy nhiên, những người mua coin hoặc token rồi khóa lại có khả năng chống chịu cao hơn.

Cuối cùng, các nhà giao dịch tốt hơn hết là không đưa ra quyết định dựa trên FOMO. Hãy bước ra khỏi sự cường điệu và cảm xúc và suy nghĩ rõ ràng. Đảm bảo các quyết định của bạn là dựa trên nghiên cứu, logic, phân tích kỹ thuật và xác suất.

FOMO có hại cho tiền điện tử, nhà giao dịch và nhà đầu tư không?

Nhìn chung, FOMO là một yếu tố có ảnh hưởng mạnh mẽ đến các nhà giao dịch và nhà đầu tư tiền điện tử. FOMO che mờ phán đoán, khiến những người tham gia trong ngành đưa ra những quyết định hấp tấp. FOMO có ảnh hưởng lớn đến cảm xúc của các nhà giao dịch và nhà đầu tư, khiến họ phản ứng theo cảm xúc thay vì đánh giá tình hình.

Cuối cùng, FOMO thường gây ra hành vi bốc đồng nhiều hơn là cơ hội. Đây là lý do tại sao những người tham gia thị trường tiền điện tử liên tục được cảnh báo về FOMO và cần có hẳn một chiến lược dành riêng để chống lại hành vi dựa trên FOMO.


Câu hỏi thường gặp

FOMO có tốt cho tiền điện tử không?

Mặc dù vẫn có những người được hưởng lợi từ FOMO, nhìn chung, FOMO thường gây ra hành vi bốc đồng giữa những người tham gia thị trường. Điều này thường dẫn đến thua lỗ và thất vọng.

Ý nghĩa của FOMO trong giao dịch là gì?

FOMO là viết tắt của Fear Of Missing Out, tạm dịch là “Hội chứng sợ bỏ lỡ”. Ý nghĩa của thuật ngữ này là hội chứng khiến người dùng tiền điện tử phản ứng theo cảm xúc thay vì logic.

Ý nghĩa của FUD là gì?

Trong khi FOMO là viết tắt của Fear Of Missing Out, FUD là viết tắt của Fear (Sợ hãi), Uncertainty (Không chắc chắn), và Doubt (Nghi ngờ). FUD có thể khiến các nhà giao dịch trở nên quá thận trọng và thực sự bỏ lỡ các cơ hội. Mặt khác, FOMO khiến các nhà giao dịch mất cảnh giác và phản ứng mà không suy nghĩ thấu đáo.

Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm
Nội dung này chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin và có thể bao gồm các sản phẩm không khả dụng ở khu vực của bạn. Nội dung không nhằm mục đích cung cấp (i) lời khuyên hay đề xuất đầu tư; (ii) lời đề nghị hoặc chào mua, bán hoặc nắm giữ tài sản số, hoặc (iii) lời khuyên tài chính, kế toán, pháp lý hoặc thuế. Việc nắm giữ tài sản số, bao gồm stablecoin và NFT, có mức độ rủi ro cao và biến động lớn. Bạn nên cân nhắc kỹ xem việc giao dịch hoặc nắm giữ tài sản số có phù hợp với mình hay không (tùy theo điều kiện tài chính của bạn). Hãy tham khảo ý kiến chuyên gia pháp lý/thuế/đầu tư nếu có thắc mắc về trường hợp cụ thể của mình. Thông tin (bao gồm dữ liệu thị trường và thông tin thống kê, nếu có) xuất hiện trong bài đăng này chỉ nhằm cung cấp thông tin chung. Mặc dù đã hết sức cẩn thận khi chuẩn bị dữ liệu và biểu đồ này nhưng chúng tôi không chịu bất kỳ trách nhiệm hoặc trách nhiệm pháp lý nào đối với mọi sai sót thực tế hoặc thiếu sót được trình bày trong tài liệu này. Cả Ví OKX Web3 và Thị trường NFT trên OKX đều phải tuân theo các điều khoản dịch vụ riêng tại www.okx.com.
© 2024 OKX. Có thể sao chép hoặc phân phối toàn bộ bài viết này, hoặc dùng đoạn trích từ 100 từ trở xuống trong bài viết này, cho mục đích phi thương mại. Mọi hành vi sao chép hoặc phân phối toàn bộ bài viết đều cần nêu rõ: "Bài viết này thuộc bản quyền của © 2024 OKX và được sử dụng với sự cho phép". Các đoạn trích hợp lệ phải trích dẫn tên của bài viết và đưa phần ghi công vào, ví dụ: "Tên Bài viết, [tên tác giả nếu có], © 2024 OKX". Không được tạo tác phẩm phái sinh hay dùng bài viết này cho mục đích khác.
Mở rộng
Bài viết liên quan
Xem thêm
Xem thêm