Hiểu và tìm kiếm các cặp tiền mã hóa

Cặp tiền mã hóa là gì?

Khi bắt đầu giao dịch tiền mã hóa, bạn có thể sẽ gặp nhiều cặp giao dịch bao gồm hai loại tiền mã hóa, chẳng hạn như BTC/USDT, ETH/USDT.

Một cặp tiền mã hóa là tỷ lệ giao dịch bao gồm hai loại tiền mã hóa, chẳng hạn như BTC/USDT, trong đó USDT là đồng định giá và BTC là đồng giao dịch.

Trong giao dịch giao ngay, hãy lấy BTC/USDT làm ví dụ. Thông qua những cặp giao dịch này, bạn có thể sử dụng USDT để mua BTC hoặc bán BTC để lấy USDT.

Phân loại phổ biến các cặp tiền mã hóa

Với sự phát triển nhanh chóng của ngành crypto, ngày càng có nhiều loại tiền mã hóa ra đời. Do đó, nhu cầu trao đổi các loại tiền mã hóa khác nhau cũng đang tăng lên.

Dựa theo thói quen, tần suất sử dụng và những đặc điểm khác của người dùng, nền tảng sẽ phân loại các cặp giao dịch để giúp họ nhanh chóng tìm được cặp giao dịch phù hợp. Trong số đó, các cặp giao dịch phổ biến nhất được định giá bằng stablecoin. Nói cách khác, đồng định giá trong cặp giao dịch sẽ thường là một stablecoin.

Stablecoin là gì?

Mọi người thường đo lường giá của hàng hóa hoặc tài sản bằng tiền pháp định, bao gồm cả tài sản kỹ thuật số. Mặc dù nhiều NFT phát hành dựa trên Ethereum được định giá bằng ETH, người mua vẫn sẽ quy đổi chúng về giá của loại tiền tệ ổn định để ước tính giá trị của NFT theo đơn vị tiền tệ hợp pháp. Mức giá của tiền pháp định ổn định, thuận tiện cho việc định giá, trao đổi và lưu trữ giá trị.

Stablecoin là loại tiền mã hóa được tạo ra và neo với các đồng tiền pháp định và những hàng hóa khác nhằm giảm tính biến động. Tài sản cố định phổ biến bao gồm đô la Mỹ (USDT, USDC, DAI, v.v.), euro (EURT, v.v.), vàng (PAXG, v.v.) và nhiều tài sản khác. Hiện tại, tài sản cố định phổ biến nhất là đồng đô la Mỹ, có nghĩa là stablecoin thường được neo với đô la Mỹ.

Những cặp tiền mã hóa thông dụng là gì?

Trong giao dịch giao ngay, sàn giao dịch thường chia các cặp tiền mã hóa thành bốn loại dựa trên các loại tiền định giá khác nhau: USDT, USDC, USD (chẳng hạn như được định giá bằng DAI, USDK) và tiền mã hóa (chẳng hạn như được định giá bằng BTC, ETH, OKB, v.v.) .

Làm cách nào để tìm kiếm chính xác cặp tiền mã hóa?

Bạn có thể tìm kiếm cặp tiền mã hóa mà mình muốn giao dịch trên trang thị trường của chúng tôi.

Tuyên Bố Miễn Trừ Trách Nhiệm:

BÀI VIẾT NÀY CHỈ ĐƯỢC CUNG CẤP NHẰM MỤC ĐÍCH THÔNG TIN. BÀI VIẾT NÀY KHÔNG NHẰM MỤC ĐÍCH CUNG CẤP BẤT KỲ LỜI KHUYÊN ĐẦU TƯ, THUẾ HOẶC PHÁP LÝ NÀO, CŨNG NHƯ KHÔNG ĐƯỢC COI LÀ MỘT ĐỀ NGHỊ MUA, BÁN HOẶC NẮM GIỮ TÀI SẢN KỸ THUẬT SỐ. KHOẢN NẮM GIỮ TÀI SẢN KỸ THUẬT SỐ – BAO GỒM CẢ STABLECOIN – CÓ MỨC ĐỘ RỦI RO CAO, CÓ THỂ BIẾN ĐỘNG MẠNH VÀ THẬM CHÍ CÓ THỂ TRỞ NÊN VÔ GIÁ TRỊ. DỰA TRÊN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH, BẠN CẦN CÂN NHẮC CẨN THẬN XEM VIỆC GIAO DỊCH HOẶC NẮM GIỮ TÀI SẢN KỸ THUẬT SỐ CÓ PHÙ HỢP VỚI BẠN HAY KHÔNG. VUI LÒNG THAM KHẢO Ý KIẾN CHUYÊN GIA PHÁP LÝ/THUẾ/ĐẦU TƯ NẾU BẠN CÓ THẮC MẮC VỀ TÌNH HUỐNG CỤ THỂ CỦA MÌNH.

Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm
Nội dung này chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin và có thể bao gồm các sản phẩm không khả dụng ở khu vực của bạn. Nội dung không nhằm mục đích cung cấp (i) lời khuyên hay đề xuất đầu tư; (ii) lời đề nghị hoặc chào mua, bán hoặc nắm giữ tài sản số, hoặc (iii) lời khuyên tài chính, kế toán, pháp lý hoặc thuế. Việc nắm giữ tài sản số, bao gồm stablecoin và NFT, có mức độ rủi ro cao và biến động lớn. Bạn nên cân nhắc kỹ xem việc giao dịch hoặc nắm giữ tài sản số có phù hợp với mình hay không (tùy theo điều kiện tài chính của bạn). Hãy tham khảo ý kiến chuyên gia pháp lý/thuế/đầu tư nếu có thắc mắc về trường hợp cụ thể của mình. Thông tin (bao gồm dữ liệu thị trường và thông tin thống kê, nếu có) xuất hiện trong bài đăng này chỉ nhằm cung cấp thông tin chung. Mặc dù đã hết sức cẩn thận khi chuẩn bị dữ liệu và biểu đồ này nhưng chúng tôi không chịu bất kỳ trách nhiệm hoặc trách nhiệm pháp lý nào đối với mọi sai sót thực tế hoặc thiếu sót được trình bày trong tài liệu này. Cả Ví OKX Web3 và Thị trường NFT trên OKX đều phải tuân theo các điều khoản dịch vụ riêng tại www.okx.com.
© 2024 OKX. Có thể sao chép hoặc phân phối toàn bộ bài viết này, hoặc dùng đoạn trích từ 100 từ trở xuống trong bài viết này, cho mục đích phi thương mại. Mọi hành vi sao chép hoặc phân phối toàn bộ bài viết đều cần nêu rõ: "Bài viết này thuộc bản quyền của © 2024 OKX và được sử dụng với sự cho phép". Các đoạn trích hợp lệ phải trích dẫn tên của bài viết và đưa phần ghi công vào, ví dụ: "Tên Bài viết, [tên tác giả nếu có], © 2024 OKX". Không được tạo tác phẩm phái sinh hay dùng bài viết này cho mục đích khác.
Mở rộng
Bài viết liên quan
Xem thêm
Xem thêm