Giải thích về Bitcoin và tiền mã hóa ETF

Với sự quan tâm mạnh mẽ từ những tổ chức tài chính và việc các quốc gia chấp nhận Bitcoin làm tiền pháp định, nhu cầu về sản phẩm tài chính được quản lý cho tiền mã hóa đang tăng lên. Ví dụ: tâm lý lạc quan tin rằng giá sẽ lên do sự ra đời của quỹ ETF hỗ trợ hợp đồng tương lai Bitcoin đầu tiên ở Hoa Kỳ – với hơn 1 tỷ USD được giao dịch trong hai ngày đầu tiên – cho thấy thị trường ngày càng mở rộ cho các quỹ giao dịch tiền mã hóa.

Quỹ giao dịch tiền mã hoá, hoặc ETF, là công cụ tài chính được quản lý để theo dõi giá của một tài sản cơ sở, danh mục tài sản hoặc chỉ số. Ví dụ: Quỹ ETF S&P 500 theo dõi hiệu suất của chỉ số thị trường cổ phiếu tương ứng, theo dõi 500 cổ phiếu hàng đầu Hoa Kỳ. Tương tự, quỹ ETF vàng theo dõi giá trị dự trữ vàng và phát hành cổ phiếu dựa trên giá trị đó. Các cổ đông có quyền sở hữu một phần nhỏ đối với danh mục đầu tư của quỹ.

Với ít nhất 10 đơn đăng ký bổ sung cho quỹ giao dịch ETF tiền mã hóa hiện đang được xem xét bởi Ủy ban Giao dịch và Chứng khoán Hoa Kỳ (SEC), thị trường tiền mã hóa có tiềm năng tham gia vào ngành ETF toàn cầu – hiện trị giá 9,46 nghìn tỷ USD. Hơn nữa, do việc đầu tư vào các quỹ này khá dễ dàng nên quá trình phê duyệt các tài sản này có thể thu hút thêm nhà đầu tư tổ chức và cá nhân đến với thị trường tiền mã hóa.

Thời hạn ra quyết định của SEC đối với quỹ ETF Bitcoin giao ngay ARK Invest của Cathie Wood đang đến gần, ấn định vào ngày 13 tháng 8 năm 2023. Trong khi đó, quyết định về quỹ ETF Bitcoin giao ngay của Blackrock dự kiến sẽ được công bố trong tuần đầu tiên của tháng 9. Tuy nhiên, Wood dự đoán SEC có thể phê duyệt một số quỹ ETF Bitcoin giao ngay cùng một lúc, cho dù ARK Invest có nhận được quyết định vào ngày 14 tháng 8 hay không.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ hiểu về cách hoạt động của quỹ ETF Bitcoin và ETF tiền mã hóa, ưu điểm và nhược điểm, cũng như cách chúng có thể tác động đến thị trường tiền mã hóa.

Quỹ ETF Bitcoin là gì và nó hoạt động như thế nào?

Trước hết, hãy hiểu cách hoạt động của một quỹ giao dịch Bitcoin. Có hai loại quỹ ETF Bitcoin – đảm bảo vật lý và dựa trên hợp đồng tương lai. Mặc dù tài sản cơ sở có thể giống nhau, trong trường hợp này là BTC, nhưng hai công cụ trên có chức năng khá khác nhau.

ETF Bitcoin đảm bảo vật lý

ETF Bitcoin được đảm bảo vật lý – hoặc bất kỳ ETF tiền mã hóa nào khác – tuân theo khái niệm ETF truyền thống khi các công ty mua và nắm giữ BTC trong kho dự trữ của mình. Sau đó, công ty tạo ra một quỹ, niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán và phát hành cổ phiếu dựa trên BTC. Khi bạn mua một cổ phiếu của ETF Bitcoin, bạn sẽ nhận được cổ phần trong số BTC được nắm giữ trong kho dự trữ của công ty.

ETF Bitcoin dựa trên hợp đồng tương lai.

ETF Bitcoin dựa trên hợp đồng tương lai là công cụ phái sinh phản ánh biến động giá trong tương lai của tài sản cơ sở. Do đó, ETF Bitcoin dựa trên hợp đồng tương lai không cần nắm giữ BTC. Công cụ này giao dịch trên hợp đồng dự đoán giá BTC trong tương lai, thay vì giá giao ngay hiện tại của BTC. Những hợp đồng này có hiệu lực hữu hạn và người quản lý quỹ phải bán hợp đồng hiện có và sau đó mua lại hợp đồng. Do cấu trúc này, thường có sự khác biệt giữa giá thực tế của BTC và giá của ETF Bitcoin dựa trên hợp đồng tương lai.

Những công cụ tiền mã hóa khác

Ngoài ETF Bitcoin, các loại tiền mã hóa khác cũng đang thu hút sự chú ý của nhiều tổ chức. Ví dụ: VanEck, một công ty quản lý tài sản, đã niêm yết các chứng khoán giao dịch trên sàn gồm TRON, Solana và Polkadot ở Đức và những khu vực khác ở Châu Âu. Ngoài ra, một số tổ chức nhỏ hơn, chẳng hạn như 21Shares, đã giành được thị phần, quản lý tài sản hơn 200 triệu USD cho sản phẩm giao dịch trên Solana, ASOL.

ETF tiền mã hoá so với giao dịch tiền mã hóa giao ngay.

Ưu điểm của ETF tiền mã hóa đối với nhà giao dịch

Dễ sử dụng

Đối với nhiều người, việc tham gia giao dịch tiền mã hóa có thể khó khăn, từ việc thiết lập ví kỹ thuật số đến quản lý và giao dịch coin hoặc token một cách an toàn. Quỹ ETF tiền mã hóa đơn giản hóa quy trình này bằng cách cung cấp lộ trình giao dịch trực tiếp thông qua tài khoản môi giới đã đăng ký, trở thành lựa chọn thuận tiện cho người mới tham gia vào lĩnh vực tiền mã hóa.

Lợi ích về thuế

ETF tiền mã hóa mang lại hiệu quả về thuế, chủ yếu khi giao dịch từ danh mục đầu tư hưu trí được ưu đãi miễn thuế hoặc hoãn thuế.

Độ tin cậy

ETF mang đến lựa chọn an toàn hơn cho người dùng mang tâm lý lo ngại về những bất ổn trực tiếp của thị trường tiền mã hóa. Là một thực thể tập trung và được quản lý, các ETF cho phép nhà giao dịch mở rộng phạm vi đầu tư của mình mà không gặp thêm rủi ro, nâng cao niềm tin chung vào thị trường.

Nhược điểm của ETF tiền mã hóa đối với nhà giao dịch

Không có tài sản vật lý

ETF tiền mã hóa cung cấp cho người dùng khả năng tiếp cận biến động giá của tiền mã hoá nhưng không cấp quyền sở hữu thực tế đối với coin hoặc token cơ sở. Nhà đầu tư sẽ mất đi một số lợi ích trực tiếp của việc sở hữu tiền mã hóa hoặc tham gia vào các hoạt động tài chính phi tập trung.

Phí và thuế quốc tế

Mặc dù quỹ ETF tiền mã hóa có vẻ thuận tiện do tích hợp với hệ thống tài chính truyền thống, nhưng sự tiện lợi này cũng có hạn chế đi kèm. Bên trung gian thay mặt người dùng quản lý các quỹ này sẽ tính phí khá cao. Phí quản lý ETF tiền mã hóa có thể dao động từ 0,4% đến 1,5% hàng năm.

Việc tuân thủ các quy định thuế quốc tế là điều cần thiết đối với những người mạo hiểm thâm nhập thị trường toàn cầu. Ngược lại, việc nắm giữ Bitcoin trong ví kỹ thuật số cá nhân hoặc trực tiếp trên nền tảng tiền mã hóa có thể tránh khỏi những chi phí nói trên.

Lựa chọn đầu tư hạn chế

Sự mới mẻ của ETF tiền mã hóa ngụ ý rằng chúng có thể không cung cấp nhiều cơ hội so với giao dịch tiền mã hóa trực tiếp. Hầu hết quỹ ETF hiện tập trung vào các loại tiền mã hóa hàng đầu như BTC, ETH, và SOL, chịu ảnh hưởng bởi các quy định khu vực. Tuy nhiên, với sự phát triển của lĩnh vực tiền mã hóa, dự kiến có thể có nhiều loại coin hơn cho các khoản đầu tư dựa trên ETF, đặc biệt là ở những thị trường đã phát triển như Hoa Kỳ.

Thời gian mở cửa giao dịch

Khác với tính liên tục của thị trường tiền mã hóa, thị trường chứng khoán truyền thống hoạt động theo giờ quy định. Giới hạn thời gian này có thể đặt ra thách thức cho trader ETF tiền mã hóa. Ví dụ: biến động giá đáng kể của Bitcoin có thể xảy ra ngoài giờ hoạt động của thị trường chứng khoán thông thường, khiến chủ sở hữu ETF không thể hành động ngay lập tức trước những thay đổi này.

Lịch sử và quy định của ETF tiền mã hóa

Kể từ năm 2013, đã có rất nhiều đơn đăng ký tham gia quỹ ETF từ những ứng viên nổi tiếng. Một số đơn đăng ký đã bị từ chối vì không bảo vệ người dùng đầy đủ trước thị trường tiền mã hóa đầy biến động. Tuy nhiên, một số quỹ ETF Bitcoin đã được chấp thuận trên toàn thế giới, tạo dựng thị trường cho các sản phẩm đó. Mặc dù nhu cầu đối với ETF giao ngay cao hơn, việc phê duyệt các ETF hợp đồng tương lai mang đến sự lựa chọn khác cho trader - trong khi các công ty như Bitwise Invest tiếp tục đưa ra lập luận về EFT giao ngay.

Các ETF hợp đồng tương lai hiện tại

ETF Bitcoin hợp đồng tương lai của ProShares

EFT Bitcoin Strategy của ProShares (BITO), được mong đợi bấy lâu, đã trở thành quỹ giao dịch hợp đồng tương lai liên kết với Bitcoin đầu tiên được giao dịch trên Sở Giao dịch Chứng khoán New York vào ngày 18 tháng 10 năm 2021. Công ty mẹ của nó, ProShares, là nhà cung cấp ETF có trụ sở tại Maryland. BITO cung cấp cho nhà đầu tư một công cụ được quản lý để tiếp cận các khoản lợi nhuận được liên kết với Bitcoin và quản lý tài sản vượt quá 1 tỷ USD trong Hợp đồng Tương lai Bitcoin CME, theo như dữ liệu nắm giữ cho thấy. Tỷ lệ chi phí cho ProShares là 0,95%.

ETF hợp đồng tương lai Bitcoin của Valkyrie

ETF hợp đồng tương lai Bitcoin của Valkyrie, hay BTF, ra mắt vào ngày 22 tháng 10 năm 2021, trên sàn Nasdaq. Được quản lý chủ yếu bởi Valkyrie, công ty đầu tư có trụ sở tại Nashville chuyên về tài sản số, BTF đầu tư vào các hợp đồng tương lai Bitcoin. Tỷ lệ chi phí cho BTF là 0,95% — giống như ProShares ETF. Điều thú vị là Valkyrie muốn biến BTF hiện tại của mình thành Quỹ giao dịch Bitcoin và Ether (ETF) kép.

ETF hợp đồng tương lai Bitcoin của VanEck

VanEck đã kiên trì với nỗ lực đảm bảo cấp phép Quỹ giao dịch Bitcoin, với các đơn đăng ký bắt đầu từ năm 2018. Nỗ lực trên đã được đền đáp khi nhà quản lý tài sản này tham gia cùng với ProShares và Valkyrie vào ngày 16 tháng 11 năm 2021, với việc ra mắt ETF Hợp đồng tương lai Bitcoin. XBTF tận dụng hợp đồng tương lai Bitcoin thanh toán bằng tiền mặt. Tỷ lệ chi phí cho VanEck là 0,65% - thấp hơn đáng kể so với ProShares.

Các ứng viên tiềm năng cho ETF giao ngay

Sau khi đăng ký thành công từ quỹ giao dịch Bitcoin dựa trên hợp đồng tương lai, các công ty cũng đã bắt đầu nỗ lực nộp hồ sơ cho quỹ ETF giao ngay. Ví dụ: Grayscale, quỹ Bitcoin lớn nhất, đã nộp đơn đăng ký vào tháng 8 năm 2023 để chuyển đổi quỹ Bitcoin Trust hiện tại của mình thành một quỹ ETF. Valkyrie, VanEck và Bitwise Invest là một số ứng viên đáng chú ý khác cho quỹ ETF giao ngay Bitcoin.

ETF tiền mã hóa ở các quốc gia khác

Jacobi FT Wilshire ETF Bitcoin

Tháng 8 năm 2023 chứng kiến sự ra mắt của ETF Bitcoin giao ngay đầu tiên của Châu Âu, Jacobi FT Wilshire ETF Bitcoin, trên Euronext Amsterdam. Quỹ ETF có mục tiêu thân thiện với môi trường và tuân thủ các nguyên tắc tài chính bền vững của Liên minh Châu Âu. Do đó, quỹ sử dụng dữ liệu bên ngoài để đo lường mức sử dụng năng lượng liên quan đến Bitcoin trong ETF. Jacobi Asset Management, công ty niêm yết quỹ, cũng đã hợp tác với nền tảng tài sản số Zumo để bổ sung Chứng chỉ Năng lượng Tái tạo có thể xác minh vào ETF.

Quỹ tính toán giá Bitcoin trung bình theo thời gian thực bằng cách lấy dữ liệu từ nhiều sàn giao dịch đã được xác minh khác nhau.

ETF Purpose Bitcoin

Được biết đến rộng rãi là Quỹ giao dịch Bitcoin hỗ trợ vật lý đầu tiên, ETF Purpose Bitcoin do nhà quản lý tài sản người Canada, Purpose Instruments, quản lý và được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Toronto. ETF này sử dụng các nhà cung cấp thanh khoản cấp tổ chức như Genesis để đảm bảo giao dịch an toàn. Công ty Gemini Trust đảm bảo quỹ.

ETF Purpose quản lý gần 1,4 tỷ USD tài sản tính đến ngày 22 tháng 11 năm 2021 và nắm giữ hơn 22.000 BTC. Phí quản lý tài sản cho ETF Purpose Bitcoin là 1%.

ETF Chỉ số Tiền mã hóa Hashdex Nasdaq

ETF Chỉ số Tiền mã hóa Hashdex Nasdaq là quỹ giao dịch tiền mã hóa đầu tiên và được công ty quản lý tài sản có trụ sở tại Brazil, Hashdex, niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Bermuda vào tháng 2 năm 2021. Danh mục đầu tư của Hashdex được phân bổ trên nhiều danh mục coin, bao gồm BTC, ETH, LINK, UNI và các loại coin khác. ETF này sử dụng Chỉ số Tiền mã hóa Nasdaq làm chỉ số chuẩn cho danh mục đầu tư của mình và phí quản lý tài sản là 1%.

Ngoài hai quỹ giao dịch này, còn có nhiều quỹ ETF khác trên toàn thế giới - chẳng hạn như 21Shares Bitcoin ETP ở Thụy Sĩ và Đức, QR Capital ETF Bitcoin ở Brazil, 3iQ CoinShares ở Canada và các nơi khác.

Các đơn đăng ký mới cho Ethereum EFT

Đến tháng 8 năm 2023, 12 đơn đăng ký Ethereum ETF đã được gửi đi nhờ sự đóng góp từ những công ty tài chính lớn. Sự quan tâm đến ETF Ethereum trùng khớp với làn sóng nộp đơn cho ETF Bitcoin, tăng thêm tiếng vang và sự mong đợi trong lĩnh vực tài chính tiền mã hóa.

Làm thế nào để đầu tư vào ETF tiền mã hóa?

Các quỹ giao dịch tiền mã hóa có thể được mua, bán và trao đổi như cổ phiếu thông thường thông qua tài khoản môi giới của bạn. Nếu chọn một quỹ ETF quốc tế, bạn sẽ cần có một tài khoản tương đương ở quốc gia đó.

ETF tiền mã hóa có ý nghĩa gì đối với thị trường?

Trong khi một số người suy đoán rằng một quỹ giao dịch tiền mã hóa dựa trên hợp đồng tương lai có thể dẫn đến trường hợp “mua tin đồn, bán tin tức”, các điều kiện thị trường tăng giá được ghi nhận tại thời điểm viết bài dường như cho thấy điều ngược lại. Tuy nhiên, vẫn còn quá sớm để kết luận.

Nếu một quỹ ETF giao ngay Bitcoin được chấp thuận, nhà quản lý quỹ và nhà đầu tư tổ chức sẽ cần mua tiền mã hóa thực tế để dự trữ trong quỹ ETF giao ngay. Nhu cầu này thường sẽ dẫn đến hành động giá tích cực. Chúng tôi đã thấy điều này xảy ra với GTBC vì nó đóng góp đáng kể vào thị trường giá lên BTC năm 2020 do nhu cầu của tổ chức tăng lên. Mặc dù có một số thách thức với ETF, chẳng hạn như thao túng hợp đồng tương lai hoặc người nắm giữ tổ chức ảnh hưởng đến các đợt phân nhánh Bitcoin, việc ra mắt ba quỹ ETF Bitcoin đánh dấu cột mốc quan trọng cho việc đầu tư tiền mã hóa và mang lại tính hợp pháp chính thống bổ sung cho hệ thống sổ cái phân phối công khai hàng đầu.

Lời kết

Nếu bạn nghĩ đến việc chọn ETF Bitcoin, bạn cần hiểu rằng rủi ro liên quan đến thị trường tiền mã hóa vẫn còn tồn tại — và thậm chí có thể còn cao hơn trên thị trường hợp đồng tương lai. Do đó, cho dù bạn trực tiếp mua BTC thông qua OKX hay ETF, bạn cần có chiến lược giao dịch dài hạn với các kế hoạch rút lui dựa trên những rủi ro đó. Nếu là người mới bắt đầu, bạn có thể sử dụng nền tảng giao dịch demo của OKX để thực hành và phát triển chiến lược của mình trước khi triển khai chúng trên thị trường thực.

TUYÊN BỐ MIỄN TRỪ TRÁCH NHIỆM

BÀI VIẾT NÀY CHỈ ĐƯỢC CUNG CẤP NHẰM MỤC ĐÍCH THÔNG TIN. BÀI VIẾT NÀY KHÔNG MANG MỤC ĐÍCH CUNG CẤP BẤT KỲ LỜI KHUYÊN ĐẦU TƯ, THUẾ HOẶC PHÁP LÝ NÀO, CŨNG NHƯ KHÔNG ĐƯỢC COI LÀ MỘT ĐỀ NGHỊ MUA, BÁN HOẶC NẮM GIỮ TÀI SẢN SỐ. KHOẢN NẮM GIỮ TÀI SẢN SỐ – BAO GỒM CẢ STABLECOIN – CÓ MỨC ĐỘ RỦI RO CAO, CÓ THỂ BIẾN ĐỘNG MẠNH VÀ THẬM CHÍ CÓ THỂ TRỞ NÊN VÔ GIÁ TRỊ. DỰA TRÊN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH, BẠN CẦN CÂN NHẮC CẨN THẬN XEM VIỆC GIAO DỊCH HOẶC NẮM GIỮ TÀI SẢN SỐ CÓ PHÙ HỢP VỚI BẠN HAY KHÔNG. VUI LÒNG THAM KHẢO Ý KIẾN CHUYÊN GIA PHÁP LÝ/THUẾ/ĐẦU TƯ NẾU BẠN CÓ THẮC MẮC VỀ TÌNH HUỐNG CỤ THỂ CỦA MÌNH.

Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm
Nội dung này chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin và có thể bao gồm các sản phẩm không khả dụng ở khu vực của bạn. Nội dung không nhằm mục đích cung cấp (i) lời khuyên hay đề xuất đầu tư; (ii) lời đề nghị hoặc chào mua, bán hoặc nắm giữ tài sản số, hoặc (iii) lời khuyên tài chính, kế toán, pháp lý hoặc thuế. Việc nắm giữ tài sản số, bao gồm stablecoin và NFT, có mức độ rủi ro cao và biến động lớn. Bạn nên cân nhắc kỹ xem việc giao dịch hoặc nắm giữ tài sản số có phù hợp với mình hay không (tùy theo điều kiện tài chính của bạn). Hãy tham khảo ý kiến chuyên gia pháp lý/thuế/đầu tư nếu có thắc mắc về trường hợp cụ thể của mình. Thông tin (bao gồm dữ liệu thị trường và thông tin thống kê, nếu có) xuất hiện trong bài đăng này chỉ nhằm cung cấp thông tin chung. Mặc dù đã hết sức cẩn thận khi chuẩn bị dữ liệu và biểu đồ này nhưng chúng tôi không chịu bất kỳ trách nhiệm hoặc trách nhiệm pháp lý nào đối với mọi sai sót thực tế hoặc thiếu sót được trình bày trong tài liệu này. Cả Ví OKX Web3 và Thị trường NFT trên OKX đều phải tuân theo các điều khoản dịch vụ riêng tại www.okx.com.
© 2024 OKX. Có thể sao chép hoặc phân phối toàn bộ bài viết này, hoặc dùng đoạn trích từ 100 từ trở xuống trong bài viết này, cho mục đích phi thương mại. Mọi hành vi sao chép hoặc phân phối toàn bộ bài viết đều cần nêu rõ: "Bài viết này thuộc bản quyền của © 2024 OKX và được sử dụng với sự cho phép". Các đoạn trích hợp lệ phải trích dẫn tên của bài viết và đưa phần ghi công vào, ví dụ: "Tên Bài viết, [tên tác giả nếu có], © 2024 OKX". Không được tạo tác phẩm phái sinh hay dùng bài viết này cho mục đích khác.
Mở rộng
Bài viết liên quan
Xem thêm
Xem thêm